Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"

Nhà báo Trọng Chính
Nhà báo Trọng Chính trongchinhphoto@yahoo.com
Thứ Bảy, 04/05/2024 - 06:10

Nằm ở trung tâm lòng chảo Điện Biên, căn hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát (De Castries) là vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội ta. Đây là nơi làm việc và nghỉ ngơi của tướng Đờ Cát cùng Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nên quân Pháp xây dựng kỳ công và được coi là căn hầm kiên cố nhất Đông Dương một thời.

***

Tuy nhiên đây lại là nơi 70 năm trước, ngày 7/5/1954, tướng Đờ Cát bị quân ta bắt sống, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ sau 56 ngày đêm. Ngày nay, căn hầm này đã trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hầm được xây dựng kiên cố và nằm ở trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh được người Pháp cho là pháo đài bất khả xâm phạm ở Đông Dương. Vì là cơ quan đầu não của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nên hầm Đờ Cát hay còn gọi là Sở chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc được ưu tiên những vật liệu xây dựng vững chắc và kiên cố có khả năng chống chọi hỏa lực mạnh của đối phương. Ngoài ra, hầm Đờ Cát còn được bảo vệ bằng tất cả các vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Tướng Đờ Cát, chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ

Tướng Đờ Cát, chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ trong căn hầm được thiết kế xây dựng bằng những vật liệu vững chắc nhất lúc bấy giờ, có khả năng chống chọi với nhiều loại hỏa lực. (Ảnh: Tư liệu)

Tọa lạc tại phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), hầm Đờ Cát, Tổng chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc của đội quân viễn chinh Pháp vẫn được giữ nguyên vẹn như khi cuộc chiến kết thúc ngày 7/5/1954

Tọa lạc tại phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), hầm Đờ Cát, Tổng chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc của đội quân viễn chinh Pháp vẫn được giữ nguyên vẹn như khi cuộc chiến kết thúc ngày 7/5/1954. Hiện bên trên căn hầm được bố trí một mái vòm lớn bao quanh để tránh gây ngập úng hầm khi mưa.

Cấu trúc và cách bố trí sắp xếp của căn hầm vẫn được giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Thành hầm lát gỗ dày 0,80m, có nóc lợp bằng những tấm ghi thép hình vòm, trên xếp nhiều lượt bao cát và những cây gỗ lớn. Trần hầm là các tấm thép lá ghép liền nhau, có khả năng chống chọi với nhiều loại hỏa lực.

Hầm Đờ Cát có chiều dài 20m và chiều rộng 8m, bên trong hầm có bốn gian dùng làm cả nơi ở và nơi làm việc. Xung quanh hầm và các vách ngăn là một dãy thùng phi chứa đầy cát. Hầm có 2 cửa thông sang các hầm lân cận. Bên ngoài hầm là hàng rào dây kẽm gai và những bãi mìn dày đặc chỉ chừa lại một lối đi nhỏ vào hầm theo hình chữ chi. Phía ngoài hàng rào là 4 chiếc xe tăng phòng thủ ở 4 hướng.

Nóc hầm Đờ Cát được làm bằng những tấm ghi thép hình vòm, trên xếp nhiều lượt bao cát và những cây gỗ lớn, đủ sức chịu được mọi loại hỏa lực vào thời điểm đó.

Nóc hầm được làm bằng những tấm ghi thép hình vòm, trên xếp nhiều lượt bao cát và những cây gỗ lớn, đủ sức chịu được mọi loại hỏa lực vào thời điểm đó.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 4.

Hằng năm, hầm Đờ Cát thu hút rất nhiều du khách trong nước và cả quốc tế đến tham quan tìm hiểu về cuộc chiến lịch sử 70 năm trước.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 5.

Cửa vào hầm được bảo vệ bởi bức tường bê tông dày gần 1m và thông với các đường hào chạy bên ngoài hầm. Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 6.

Xung quanh căn hầm là một hệ thống giao thông hào chằng chịt, từng nối với các cứ điểm khác nhau của quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, Thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng.

Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, Chỉ huy trưởng Đại đội 360, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc trong căn hầm, báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Hầm Đờ Cát nói riêng và tổng thể Khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ nói chung đều mang những dấu ấn lịch sử đầy hào hùng của dân tộc ta, nơi hằng năm thu hút rất đông du khách đến thăm, tìm hiểu về cuộc chiến lịch sử 70 năm trước./.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 7.

Hầm Đờ Cát hằng ngày có rất nhiều du khách đến tham quan, trong đó có nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm trước.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 8.

Bên trong căn hầm, người Pháp bố trí làm nhiều phòng kiên cố để dành cho các tướng lĩnh trú ẩn.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 9.

Căn hầm có chiều dài 20m, rộng 8m, bao gồm 4 gian là nơi ở và nơi làm việc của tướng Đờ Cát và nhân viên dưới quyền.

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 10.

Các bức tường của thành hầm dày 0,8m, xây bằng vật liệu kiên cố, được gia cố bằng các bao cát và thanh gỗ. Vào thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, các phòng trong hầm được trang bị đầy đủ các thiết bị liên lạc, vũ khí tối tân…

Photo Travel: Hầm De Castries, căn hầm "kiên cố nhất Đông Dương"- Ảnh 11.

… chiếc bàn làm việc của tướng Đờ Cát vẫn được lưu giữ trong hầm.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top